Hoa mào gà
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: hoa mào gà mào gà, kê quan hoa, bông mồng gà, kê quan, kê đầu
- Tên khoa học: Celosia cristata
- Họ thực vật: Aramanthaceae (họ Dền)
- Chiều cao cây: 60 – 70cm
- Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ
- Gía tham khảo: 85.000đ
Hoa mào gà
Đặc điểm hình thái của cây:
– Cây mào gà thuộc loại cây bụi hàng năm, hoa của chúng có hình dáng giống mào của con gà trống nên mới gọi là hoa mào gà.
– Lá cây mào gà có màu xanh lá cây, màu đỏ hoặc hồng hoặc màu đồng ở vài giống. Nó có dạng dài hình trứng, hình mũi mác dài 5 – 12cm.
– Cụm hoa mào gà nhô lên nhăn nheo hoặc có hình nón ngược thuôn dài với kích thước 5 – 13cm.
– Hoa mào gà có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam, trắng hoặc xanh lá, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu đỏ.

Cách chăm sóc cây hoa mào gà:
– Ánh sáng: cây cần nhiều ánh sáng để cây quang hợp và phát triển tốt, cho hoa rực rỡ.
– Đất trồng: cây hoa mào gà không kén đất, cũng không mất quá nhiều công chăm sóc, chỉ cần đất tơi xốp, thoáng khí và dễ thoát nước là được.
– Lượng nước tưới: nên tưới mỗi ngày 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho cây, tùy vào tình hình thời tiết bạn nhé.
– Phân bón: khi cây bén rễ hồi xanh, cần tiến hành bón phân vi sinh hoặc phân trùn quế pha loãng, lọc lấy nước tưới cho cây.
– Cắt tỉa: khi cây được 35 ngày tuổi thì nên bấm ngọn, tạo điều kiện cho chồi nách phát triển. Cắt tỉa bớt các nụ ở nách lá khi cây có nhiều nụ nhỏ, nên tỉa bớt nụ chỉ giữ lại 1 nụ ở cành chính để tập trung dinh dưỡng cho bông hoa to ra.

– Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu xanh: cắn lá, ăn nụ hoa, nên cần sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Fenbis…
+ Tuyến trùng: tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây sẽ làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Để phòng trừ cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap.
+ Bệnh đốm nâu: đốm bệnh hình tròn, mọc rảu rác, không liền nhau, bệnh nặng sẽ làm cho lá héo hoặc thủng lá. Do đó cần ngắt bỏ lá bệnh khi mới vừa xuất hiện, bón phân hữu cơ, tránh đọng nước, để nơi có nắng và gió.

+ Bệnh đốm than: gây hại trên lá. Ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Nếu bệnh nặng có thể gây haij1/3 diện tích lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ, cho nên cần nhặt và tiêu hủy các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat -.2%
+ Bệnh đốm vân vàng: phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, mép lồi lên có viền nâu sẫm, giữ màu trắng vàng, hai lá có bột dạng mốc nâu. Cần tiêu hủy lá khi bệnh mới xuất hiện, phân bố cây thoáng ra, phun thuốc như Benlats 0.2% hoặc Bordeaux 0.5%

Công dụng của cây hoa mào gà:
Trong hoa mào gà có chứa các hoạt chất tự nhiên như đạm, chất béo, axit amin, các vitamin B1, B12, C, D, E… và 12 nguyên tố vi lượng. Bao gồm 50 loại men thiên nhiên, bao gồm ezim và coenzim, đặc biệt hàm lượng chất đạm lên tới 73%, vì vậy đây cũng được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng.
Trong y học cổ truyền, mào gà có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ huyết, lương huyết.
– Điều trị cao huyết áp: 3 – 4g hoa mào gà cùng với 10 quả hồng táo sắc lấy nước uống hàng ngày.

– Chữa khạc huyết: dùng 6g mào gà sao giấm tán vụn, chia thành 2 lần mỗi ngày, uống cùng nước ấm, có thể thay bằng 6g mào gà trắng uống cùng một chút rượu.
– Chữa nôn ra máu: 30g mào gà khô với 30g trắc bá diệp, 30g cỏ nhọ nồi đun lấy nước uống hàng ngày. Hoặc thay bằng 24g hoa tươi cùng 30g cỏ tranh tươi sắc nước uống
– Xích bạch lỵ: hoa mào gà sắc cùng rượu để uống.
– Chảy máu mũi: 30g mào gà và 60g hải đới đun lấy nước uống, hoặc hầm nhừ 9g hoa mào gà và 250g thịt lợn nạc, chia thành bữa ăn trong ngày.

– Điều trị chứng di tinh ở nam giới: 30g mào gà,15g kim ti thảo cùng 15g kim anh tử, sắc lấy nước uống.
– Đại tiện ra màu: sao cháy và tán bột 6 – 9g hoa mào gà, uống ngày 2 – 3 lần, 30g hoa mào gà, 30g ngải diệp sao đen rồi sắc uống, hoặc sắc nước uống 15g hoa mào gà trắng, 6g phòng phong và 10g tông lư than.
– Trị nhọt độc vùng gáy: mỗi loại 1 lượng bằng nhau gồm mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi, liên tử thảo tươi, rửa sạch và giã nát, cho thêm một ít đường đỏ rồi đắp vào chỗ nhọt đó.
