Hoa dâm bụt
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: hoa dâm bụt, hoa râm bụt.
- Tên khoa học: Hibiscus syriacu
- Họ thực vật: họ Cẩm quỳ
- Nguồn gốc xuất xứ: Đông Nam Á.

Nguồn gốc của hoa dâm bụt:
Theo như tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng cái tên tiếng anh của loài hoa dâm bụt là Hibiscus, nó bắt nguồn từ Hy Lạp hibiskos, chúng có tên gọi này là Pedanius Dioscorides – tác giả của một trong những bản thảo từ thời Roman, bộ năm quyển De Materia Medica. Discorides không chỉ là một nhà thực vật học mà còn là một trong những bác sĩ của quân đôi Roman.

Đặc điểm hình thái của cây:
– Cây hoa dâm bụt thuộc dạng cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh.
– Lá dâm bụt có màu xanh, viền có răng cưa, lá mọc xen kẽ nhau.
– Hoa dâm bụt to, mọc đơn, thường mọc ở nách lá, những cánh hoa nhẹ nhàng mang màu sắc trẻ trung, tươi tắn.
– Hoa dâm bụt có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, vàng, hồng, cam…, thường nở rộ từ tháng 5 – 7 hàng năm.

Ý nghĩa của hoa dâm bụt:
Ở mỗi một quốc gia, hoa dâm bụt lại mang những ý nghĩa khác nhau. Ở Malaysia và Hàn Quốc, người ta chọn hoa dâm bụt làm quốc hoa.
Còn ở Hawaii Mỹ, hoa dâm bụt lại là loài hoa biểu trưng. Đối với người dân Bắc Mỹ, hoa tượng trưng cho người vợ hoặc những người phụ nữ tuyệt vời trong cuộc sống.
Dưới thời Victorian, hành động tặng hoa dâm bụt mang ý nghĩa là người tặng cho công nhân vẻ đẹp của người được nhận.
Ở Ấn Độ, hoa được dùng trong thờ phụng các nữ thần Devi…

Ở Trung Hoa, hoa dâm bụt là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của danh vọng và là sự vinh quang cá nhân. Với ý nghĩa này thì hoa dâm bụt được dùng để làm quà tặng cho cả nam và nữ.
Còn ở Việt Nam, chúng tượng trưng cho những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lành mạnh, lẳng lơ và không chung thủy bởi theo quan niệm dân gian thì hoa dâm bụt thường mọc ở hàng rào, ai qua lại cũng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng, ngắt hái hoa. Cũng chính vì thế mà loài hoa này tuyệt đối không được tặng cho người yêu hoặc bạn gái.

Ý nghĩa qua màu sắc của hoa dâm bụt:
- Màu hồng: đây chính là màu tượng trưng cho tình bạn, cho tình yêu và nó nói đến sự lãng mạn giữa nam và nữ.
- Màu vàng: tượng trưng cho niềm vui, ánh nắng và là sự may mắn.
- Màu trắng: tượng trưng cho sự thuần khiết, vẻ đẹp và sự nữ tính.
- Màu tím: là sự huyền bí, là các kiến thức và chỉ đến các tầng lớp cao quý.
- Màu đỏ: là biểu tượng của tình yêu và sự đam mê.
Hoa dâm bụt
Công dụng của cây hoa dâm bụt:
Theo như Đông y, lá dâm bụt có vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ.
Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ.
Vỏ rễ dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.

Một số bài thuốc đơn giản:
– Khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ: dùng hoa hãm với nước nóng thay nước chè
– Bạch đới, mộng tinh, đái buốt, đi lỵ: lá, hoa dâm bụt, lá bấn, lá thài lài tía, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước uống.
– Mụn nhọt sưng tấy: lá và hoa dâm bụt giã nát, đắp/
– Quai bị, đau mắt: lá dâm bụt và lá dành dành mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã thì đắp.

– Viêm tuyến mang tai: lá dâm bụt 30g sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Bên ngoài dùng hoa dâm bụt 20g giã nát đắp vào chỗ đau.
– Viêm kết mạc cấp: rễ dâm bụt 30g sắc uống 3 lần trong ngày.
– Kinh nguyệt không đều: vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần uống 3 ngày liền, trước kỳ kinh 7 ngày.
– Chữa di tinh: hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g, sắc uống ngày một thang chia 3 lần, cần uống liền trong 10 ngày.